APPLE vs FACEBOOK – TRÂU BÒ HÚC NHAU RUỒI MUỖI CHẾT – P2
ĐẾN LÚC BỎ BỚT TRỨNG RA KHỎI GIỎ RỒI
Mark Xoăn thì giống như Thanos còn mỗi lần FB Update giống như cái búng tay, mỗi lần búng là một nửa số nhà quảng cáo bay màu. Năm nào cũng búng rất đều.
Mỗi tội năm nay Thanos chưa kịp búng bèo gì thì đã bị Tim Cook chặt bay đầu cmnr. Nhưng mà kết quả cũng ko có gì thay đổi cả, số nhà quảng cáo bay màu vẫn là một nửa.
Just kidding. Mặc dù chuyện chả buồn cười gì. Tôi thấy buồn khóc nhiều hơn. Anyway, còn cc j nữa đâu mà khóc với sầu. Ra đi tìm đường cứu nước thôi ae. Quảng cáo hiển thị thì ko phải có mỗi FB Ads, mà còn có GDN Ads và Tích-Tóc Ads (viết tắt là TT.Ads nhé) nữa mà
I. TT.Ads – Siêu Dự Bị
Sinh sau đẻ muộn, nhưng thằng e TT đang thể hiện rõ ưu thế của mình so với thằng a FB trước thay đổi của Apple TT khá là chủ động khi mà đưa ra pa cho NQC của mình phương án: chỉ cần chia làm hai nhóm chiến dịch:
1. là cho người dùng iOS 14.
2. là cho phần còn lại.
Thay đổi trong thuật toán của Apple thực ra ko gây khó khăn mấy cho TT về vấn đề phân phối. TT chỉ đơn giản là toàn video, ko có group, ko có fan page, cũng ko có content văn bản hay hình ảnh… cơ bản là so với FB, TT khá nhiều hạn chế về mặt đa phương tiện.
Nhưng chính hạn chế đó khiến cho việc phân tích Insight người dùng của TT rất chuẩn, chuẩn hơn bất cứ Social Platform nào mà bạn từng sử dụng. Bởi vì khi vào TT bạn chỉ dừng lại ở những clip bạn thấy hấp dẫn thôi, nên sau vài bữa tất cả những gì hiện ra trên Feed của bạn hầu hết là những thứ bạn quan tâm.
Thực ra trong mỗi clip người dùng đăng tải, TT sẽ đều gắn cho video đó một nhãn ngầm (Label) – nhãn này là gì thì nhiều khi chính người đăng video còn chả biết. Những khán giả xem nhiều clip cùng một label, thì về sau sẽ có xu hướng tiếp tục xem được các clip có label đó. Cho nên là cập nhật của Apple ko tác động nhiều tới phân phối quảng cáo của TT, vì TT ko quá lệ thuộc vào Realtime Tracking như thằng a FB.
Việc NQC TT cần làm vẫn luôn là cố gắng tạo ra trải nghiệm thật tốt cho người xem, mà chủ yếu là làm clip sao cho hay để QC được tiêu tiền. Inventory của TT vẫn còn khá hạn chế so với FB, nên dù bạn có rất nhiều ngân sách mà chỉ làm ra dc một cái clip phò thị phạch thì vẫn ko tiêu được tiền đâu, trái ngược với thằng a FB mồm rộng là content của bạn có đồng nát dép rách tới mấy thì cuối ngày bạn vẫn cứ hết tiền.
Khá nhiều team đã move lượng đơn từ 35 ~ 45% qua TT.Ads như bà trẻ Nguyễn Tố Uyên nên chúng ta ko bàn về tính hiệu quả của nó thêm nữa. Chạy chuyển đổi với TT tầm này là một kênh MKT ko hề tệ, chỉ là các điều kiện về ads vẫn khá ngặt nghèo và gần như 100% ads vẫn đang là duyệt tay.
II. TT Organic
Bên cạnh Ads TT thì Organic Traffic của TT cũng ko hề tệ một chút nào. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một nguồn traffic chất lượng mà ko cần tới cả quảng cáo TT thông qua việc xây cho mình một hay vài Channel Tiktok.
Như đã nói ở trên, TT có thuật toán hiển thị rất sát với insight của người xem nên các bạn sẽ ko quá khó khăn để convert từ Viewer sang Buyer. Chỉ là nó được gắn mác 13+ nên các bạn cần chú ý trong ngôn từ cũng như nội dung hơn là các nền tảng khác. Việc xây một kênh TT lên vài trăm k thậm chí cả triệu follow ko đơn giản. nhưng nó dễ hàng hơn con số tương tự ở nền tảng FB cả trăm lần. Nó sẽ tốn của bạn từ 1 đến 3 tháng làm tập trung nhưng kết quả thì sẽ ko khiến bạn phải thất vọng, quan trọng là bắt tay vào làm thôi.
Nói chung bây giờ xây channel TT y như build Fan Page FB thời 2014 2015, bỏ ít ăn nhiều. Làm sớm về bờ sớm.
III. Nhưng mà tôi vẫn lười vl, thứ nữa là tôi ko giỏi diễn trước ống kính
Oh, thế thì bạn giống mình. Giải pháp cho nhóm những nhà bán hàng có sản phẩm nhưng lười diễn xuất này là đi tìm đội ngũ #KOC (ko phải lúc nào cũng là KOL nhé).
KOL thì phù hợp cho brand booking, tranh ảnh cho brand nhiều hơn. Còn nếu bạn muốn đẩy hàng thì phải tìm đội publisher ko quá nhiều follow – nhưng chất lượng, tỷ lệ chuyển đổi cao. Việc tận dụng các KOC để họ Affiliate sản phẩm cho các nhà bán hàng là giải pháp win win và khá phù hợp trong giai đoạn này. Chỉ khi đơn hàng phát sinh thì các bạn mới phải trả chi phí Marketing.
Thay vì pay từ 25 ~ 30% doanh thu cho Mắc xoăn, các bạn chỉ cần trả từ 15 ~ 20% tùy sản phẩm cho đội ngũ Publisher là các KOC này, deal này vẫn hời chán. Chỉ có một điểm là bạn phải đi tìm cho mình các Channel phù hợp, để tối ưu chuyển đổi cho tốt
Tất nhiên lúc này câu hỏi lớn của bạn sẽ là giữa một rừng Tiktoker như vậy tôi sẽ phải tìm ai, hay channel TT sẽ là phù hợp với sản phẩm của tôi.
Vì vậy các bạn nên tìm tới các booking Agency hoặc các MCN có sẵn đội ngũ Tiktoker hùng hậu như DC Media, sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian.
IV. Vậy bạn có thoát được facebook ???
Tất nhiên tất cả những giải pháp ở trên giúp các bạn phần nào thoát được ách nô lệ của Múc Zu Cơ Bách, nhưng ko thể nào thoát ra hẳn dc, ít nhất hiện giờ là vậy. Nên ngay trong lúc mà vẫn còn đang vật lộn với quảng cáo WC các bạn hãy tận dụng tối đa những gì mình có.
Một trong những hạn chế của việc chạy chuyển đổi đó là các bạn chỉ có số điện thoại của khách hàng là data thu về được. Ở thời bình thì ko sao nhưng thời loạn như hiện tại thì khai thác tệp khách hàng cũ là một cứu cánh vô cùng quan trọng, ít nhất là giúp bạn sống sót qua thời chiến.
Sau khi có data đó rồi thì làm gì ? Spam à ?
o no, spam sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và quay lưng với chúng ta
Bạn đã mất rất nhiều tiền để có data khách hàng đó, đừng để mất họ một cách tào lao như vậy.
Kết nối được với khách hàng qua một kênh ngoài SDT là bước khởi đầu. Việc tiếp theo cần làm là phân loại khách theo lịch sử mua hàng, từ sản phẩm họ mua, thời điểm mua hàng tới doanh số tạo ra. Từ đó các bạn sẽ có một nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) tương đối đầy đủ hiểu khách hàng của mình hơn.
Tiếp theo sau đó là xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng dựa trên từng dữ liệu chi tiết, để làm dc việc này thì cần một hệ thống CRM đủ mạnh. Vừa có thể tự động hóa Automation việc chăm sóc khách hàng, vừa tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa tới từng khách hàng riêng biệt và lại vừa ko bị nền tảng (messenger) ngáng đường bởi các rule như 24+1, dẫn đến việc bạn bị chặn chức năng gửi tin nhắn.
Vậy là bạn đã có một kênh chăm sóc lại khách hàng cũ gần như miễn phí mà lại hiệu quả tối đa. Giờ, thử làm một phép tính nhé:
- Chi phí marketing của bạn chiếm khoảng 30% doanh thu.
- Giả dụ bạn chỉ có 30% khách hàng cũ upselling sau khi được chăm sóc.
- Thì 30% x 30% = 9% doanh thu chính là chi phí marketing mà bạn tiết kiệm được, hay nói cách khác đây là số tiền bạn dư ra.
- Bạn thử lấy 9% x với doanh thu 1 năm của bạn xem con số đó là bao nhiêu, có đủ để giúp kéo team về bờ ko
Chưa kể việc kết nối được với khách hàng qua Messenger còn giúp các bạn cứu được đơn hoàn. Giả sử tỷ lệ hoàn của bạn đang là 18%, chỉ cần giảm được một nửa tỷ lệ hoàn là bạn lại cứu được thêm 9% doanh thu nữa. 9% doanh thu này giả sử tỷ suất lợi nhuận của bạn đạt 25% thì bạn sẽ lời ra thêm được 2,25% doanh thu nữa. Bạn hiểu con số này có ý nghĩ như thế nào ko ?
Bạn thấy việc quan trọng của việc cần phải có một nền tảng CRM khi chạy WC chưa ? Bất luận là bạn chạy WC qua FB hay TT, thì hệ thống này đều phát huy được thế mạnh của nó. Trong những lúc dễ dàng thì mình có thể bảo ae cứ xả láng đi, còn lãi còn chạy. Nhưng trong những giai đoạn thế này, thì cố gắng đừng để tiền rơi.
Còn kha khá con đường để giúp chúng ta san bớt traffic source ra khỏi găng tay vô cực của Múc Zu-Cơ-Bách, như chạy Google Shopping, GDN, YouTube, hay là chuồn qua Shopee… Nhưng mà trước mắt thì hãy làm thật tốt những điều trên, để mỗi lần Zunos búng tay, các bạn ko nằm trong số 50% con buôn bị biến mất khỏi server.
Cre: Donnie Chu, đăng trên Fanpage Donnie Chu Blog lúc 23:46 – 12/05/2021
- [Tổng hợp] Thứ tự 5 phần của seri truyện Hanma Baki cho anh em mê võ thuật
- Tại sao không nên học ngành Ngôn ngữ Anh?
- Tại sao điện thoại không nhận được cuộc gọi đến ?
- Những câu chuyện của sĩ quan đội tìm kiếm cứu nạn (P2)
- Tại sao khi quan hệ con gái lại mệt ? Cách khắc phục tình trạng này
- Vì sao đạo Phật khi cúng bái lại nói nam mô a di đà phật?