Vì sao hầu hết các bài cúng ở Việt Nam đều bắt đầu bằng câu: nam mô a di đà phật?
Nam mô a di đà phật là gì?
Ngoài chùa là nơi thờ Phật ra thì các đền, đình, miếu, phủ đều thờ các vị thánh, thần linh hoặc danh nhân có công với đất nước nhưng ở đâu cũng bắt đầu bằng nam mô a di đà phật. Việc này xuất phát từ đâu, chúng ta dùng thế có đúng hay sai ? Ví dụ như cúng ông táo quân, hay thần tài, thổ công… có liên quan gì đến phật giáo đâu. Hay như vào phủ khấn Mẫu, một trong những tín ngưỡng bản địa của VN, nhưng cũng vẫn niệm nam mô a di đà phật.
Như vậy các vị thánh, thần khác có trách phạt gì chúng ta khi cầu các vị đó mà lại niệm phật hiệu ? Có anh chị, cô bác nào khai sáng cho em không ? Em tìm hiểu thì không thấy có tư liệu cụ thể, chủ yếu nói chung chung là ” tam giáo đồng nguyên” ? Trước nay vô sư vô sách, giờ tự tay cúng nên mỗi khi đọc bài văn cúng lại thấy lấn cấn chỗ này.
Ý kiến của bạn Đức Bình
- Nam mô: từ gốc namo nghĩa là kính lễ, quy ngưỡng
- A di đà: từ gốc amitàbha nghĩa là vô lượng
- Phật: từ gốc buddha là danh từ chung (không viết hoa) chỉ một đấng đã giác ngộ đắc đạo thoát khỏi luân hồi ngũ uẩn và có thể cứu vớt chúng sinh.
⇒ Vậy nam mô a di đà phật là kính lễ đấng giác ngộ vô lượng, không phải kính vị phật cụ thể nào. “Đấng” ở đây có thể là một vị phật, một vị thần thánh hoặc vị chúa. Như vậy Thánh Mẫu, Thánh Gióng, Đức Thánh Trần, Thổ Công đều là những đấng xứng đáng được gọi là phật.
Tất nhiên khi cúng ông bà hay bác Hồ thì không nên nói câu này.
Ý kiến của bạn Ca Voi Nguyen
Đây là câu niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà từ Phật giáo
- Nam mô (tiếng Phạn là namo): quy y, quy mạng, nương tựa, đảnh lễ
- A Di Đà Phật (Amitabha Buddha) là tên của vị Phật đó. Không chỉ là một tên riêng, nếu dịch sát nghĩa theo tiếng Phạn thì:
- “mita” là “có hạn lượng”, “a” là tiền tố phủ định, ghép lại là “không có hạn lượng” hay “vô lượng”
- “buddha” nghĩa là “người giác ngộ”
⇒ Vậy: câu nam mô a di đà phật nếu tạm dịch ra thì nghĩa là “(Con) xin đảnh lễ đấng giác ngộ vô lượng”.
Còn lý do câu này phổ biến là do theo trường phái Tịnh độ tông của Phật giáo, Đức Phật ở thế giới này là Đức Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu cho chúng ta Đức Phật A Di Đà ở một thế giới khác (tức là thế giới Tây Phương Cực Lạc).
Nơi đó là môi trường lý tưởng để tu tập (có thầy sáng bạn lành, phương tiện vật chất đầy đủ, không có các tệ nạn xã hội, v.v…), nên nếu người nào muốn tái sinh về đó sau đời sống này thì có thể thực tập niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Vì Tịnh độ tông cực kỳ phổ biến nên câu “Nam mô A Di Đà Phật” cũng theo đó mà phổ biến trong nhân dân.
Ý kiến của bạn Trần Công Thành
Nam mô A di đà Phật nghĩa là phó thác, tín thác, quy về Phật A di đà.
Phật A di đà là vị Phật được Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến trong kinh A di đà. Phật A di đà có một thế giới, hoặc hành tinh nơi mà không có súc sinh động vật, nơi đó rất xinh đẹp và mọi vật ở nơi đó đều phát ra kinh Phật, đạo pháp…. Nơi đó tên là tây phương cực lạc hoặc tậy phương tịnh độ. Ai mà sinh về nơi đó thì sẽ có cơ hội cao hơn để tu thành Phật/
Phật A di đà có 48 điều nguyện, trong đó có điều nguyện rằng nếu ai trong lúc lâm trung, sắp chết mà niệm tên ngài thì ngài sẽ tiếp dẫn về đất nước của ngài. Nên mới có tịnh độ tông, nghĩa là những người theo tông phái niệm Phật. Họ tin là chỉ cần hình thành thói quyen niệm phật, gặp gì cũng niệm Phật thì khi gần chết có thể vì đó mà nhớ để niệm Phật hiệu.
Ngoài ra đầu óc con người luôn lộn xộn các suy nghĩa và ý niệm linh tinh, thì thay vì vô niệm như thiền tông, những người theo tịnh độ tông sẽ niệm Phật hiệu vì đó là ý niệm tốt, ý là thay vì các ý niệm xấu, thì niệm Phật hiệu sẽ tốt hơn, chứ vô niệm thì khó quá, vì Phật nói tâm ta như con ngựa hoang.
Ngoài ra việc niệm Phật nếu không thể đến dc tịnh độ tây phương thì nó ít nhất cũng reo vào chúng ta 1 nhân quả, và chuyện gì dù xác suất nhỏ nhưng thời gian đủ dài thì cũng sẽ thành công, niệm phật hiệu sẽ dựng 1 cái nhân để trong vô lượng kiếp sau có thể thành quả là thành Phật.
Cho nên việc cúng bái niệm Phật ko có gì sai, thậm chí là nếu niệm phật trình độ cao thì bị ngã, bị đánh, bị chửi cũng niệm phật, đạt đến trình độ đó thì khi gần chết, thần trí phân tán mới nhớ mà niệm Phật hiệu
Ý kiến của bạn Nguyễn Tiến
“Nam mô a di đà phật “hoặc “na mô a di đà phật” có nghĩa là nguyện đem tấm thân quy ngưỡng đức phật a di đà. Cầu mong sự giác ngộ bình an cho mình và cho mọi người. Đây là cách để tu tập dễ dàng và đơn giản nhất cho mình và cho mọi người.
Còn nếu chưa biết phật A Di Đà thì có thể wiki. Tại sao ngoài chùa thờ phật nhưng ta có thể gặp ban thờ phật hoặc tượng phật ở những nơi đình đền miếu mạo lý do bởi vì. Nước ta đã từng trải qua một thời kỳ được gọi là tam giáo đồng nguyên, nho – phật – đạo cùng phát triển mà ko triệt tiêu lẫn nhau đây là cái hay của văn hoá Việt.
Thời kỳ cực thịnh là thời kỳ Lý Trần. Vì thế các công trình tôn giáo liên tục được mọc lên và ta có thể thấy trong chùa vẫn có ban thờ mẫu, thờ ngọc hoàng, các ban quan lớn. Ngược lại ở đình đền miếu mạo vẫn có ban thờ Phật.
Còn chuyện người dân đi đâu cũng niệm Nam mô a di đà phật là vì tuy nước ta đề tôn giáo 0 trên cmtnd, cccd. Nhưng có trên 70 % người Việt coi đạo Phật là tôn giáo chính thì điều này đã giải thích được thói quen đó. Xét đúng sai về việc đi đâu cũng Nam mô thì sai là chắc, giả dụ có người vào nhà bạn mà chào sai tên bạn thì bạn thấy thế nào.
các vị thần thánh thì đương nhiên sẽ ko trách cứ những con người vô minh như thế. Nhưng chúng ta cũng ko nhận được tu tập gì. Cúng thỉnh các vị không lên. 1 điều nho nhỏ nữa là. Đôi khi vô chùa niệm Nam mô a di đà phật cũng ko đúng vì ngôi chùa đó ko thờ chính Phật A Di Đà. “A Di Đà cũng là một vị phật trong hàng ngàn vị Phật khác”
Ý kiến của bạn Nguyễn Hoài Ân
Từ xa xưa, theo lịch sử Phật Giáo, thuở Đức Phật còn tại thế, các sư khi muốn trình thưa bất cứ điều gì thì KHÔNG niệm Nam mô A Di Đà Phật trước khi thưa. Lúc đó chỉ đơn giản là “Bạch Đức Thế tôn,…”.
Có một thời điểm khi các sư giãi đãi việc tu hành, Phật đã hội họp tất cả các sư để dạy các sư về kinh A Di Đà. Khi đó Phật nói kinh này cho Trưởng lão Xá Lợi Phất – một trong Thập đại Đệ tử của Phật, là người đã chứng quả A La Hán. Phật thuyết về kinh A Di Đà, vẽ ra một cõi Tây Phương và một ông Phật A Di Đà thân sáng ngời ngời với đầy đủ sự đẹp đẽ và chứng đắc, nhằm sách tấn quý sư tu hành cho tinh tấn.
⇒ Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc là PHÁP PHƯƠNG TIỆN. Do quý Sư, quý Thầy hiện tại, một số chấp pháp, một số làm phương tiện hoằng hóa mà tạo nên Pháp môn TỊNH ĐỘ, a.k.a Niệm Phật Vãng Sanh.
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Đạo Phật được truyền về 2 miền Nam – Bắc Ấn Độ. Phật Giáo Bắc truyền dần qua Trung Quốc, qua 28 đời Tổ sư. Thời điểm đó Trung Quốc loạn lạc, thiên hạ thờ Đạo Giáo, vua quan thờ Đạo Giáo, triệt hạ đạo Phật nên quý Thầy chủ trương ở yên trong chùa, tụng kinh niệm phật, thiện tín tự đến cúng dường.
Dần dà hạnh y bát khất thực bị mai một ở Trung Quốc. Phật Giáo Trung Quốc truyền về Việt Nam, khi đó dân ta còn thờ ông bà, thờ Mẫu, thờ thần,… Nên quý Thầy ở VN cũng nương theo đó mà bày biện cúng sao, cúng hạn, cúng vân vân.
Về việc tại sao lại niệm Nam mô A Di Đà Phật trước mỗi bài cúng thì theo tớ, đó là sự giao thoa văn hóa và tôn giáo (có liên quan đến nhau, Thần – Trời – Phật). Cho nên có câu niệm đó trước mỗi bài cúng.
Ý kiến của bạn Duy Anh Bùi
Theo mình biết thì Nam Mô A Di Đà Phật là phép tu của Tịnh Độ Tông. A Di Đà Phật là vị Phật mà trong lời nguyện của Ngài có điều đại để là nếu chúng hữu tình nào niệm hồng danh của ngài thì sẽ được Ngài tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ của ngài để tiếp tục tu tập giải thoát, và cũng vì rằng thời mạt pháp công đức tu tập của các đệ tử là không đủ để giác ngộ mà phải dùng đến tha lực của một vị Phật trợ giúp thì mới có thể đạt đạo
Nên mới có việc các Phật tử niệm hồng danh A Di Đà Phật.
Tịnh độ tông là một pháp môn tu thoạt nghe có vẻ đơb giản là chỉ cần niệm hồng danh dùng tha lực của vị Phật để giải thoát nhưng không phải như vậy, Phật Thích Ca Mâu Ni biết dễ nảy sinh suy nghĩ này nên đã biệt truyền cho vị Thượng Thủ Đệ Nhất Trí Tuệ là Xá Lợi Phất
Ý kiến của bạn Sơn Dương
Cái này tương đối khó tìm hiểu, dù căn cơ đấy vẫn tồn tại quanh chúng ta. Bởi vì, người Việt Nam chịu và có 2 ảnh hưởng xấu:
- Là giành quyền chủ đạo và thường giành công hay phủ định những sự khác biệt, nhất là với những cá nhân hay nhóm yếu thế hơn, ví dụ đã qua/hết thời hay người hiền lành.
- Dễ cuồng học thuyết ngoại lai, tự xem mình là nhóm tinh hoa thượng đẳng để đập phá những sự khác cản trở, để thuận lợi độc tôn.
Tam giáo đồng nguyên, cũng như tam tài thiên – địa – nhân, lấy người để lý giải trung tâm cho các sự vật sự việc. Phật – Đạo – Nho chú trọng tu dưỡng bản thân để đạt trạng thái lý giải bản thân và đạt trạng thái tốt, không tham sân si, trung dung vô dục vô cầu. Các tôn giáo bản địa, thường là tri ân và cầu phù hộ trước, sau là xây dựng cộng đồng lành mạnh, thuộc hình thức tín ngưỡng chứ không phải tôn giáo (do không có giáo luật và giáo điều).
Do đó, trạng thái tốt và cộng đồng lành mạnh sẽ không có xung đột, thậm chí có thể hỗ trợ lẫn nhau, nên người xưa mới kết hợp được những điểm tương đồng. Và đó là lý giải cơ bản cho tam giáo và bản địa đồng nguyên được, sâu xa hơn còn nhiều điều nữa.
Tóm lại, người theo Mẫu, họ tri ân và cầu nguyện, tốt, đích đến cuối cùng vẫn là 1 cộng đồng lành mạnh, không ảnh hưởng đến Phật – Đạo – Nho, khấn sao cũng được. Có thể họ cầu đến thánh tiên phật của Phật – Đạo – Nhỏ phù hộ bản thân hay ai khác cho bình an đều được, quan trọng là tâm của họ đặt ở đâu thôi, đôi khi cũng là 1 dạng trí chướng, hay nôm na là gặp bế tắc chưa thông, có nhân duyên và nhân quả đủ đều sẽ thông thôi.
- [Tổng hợp] Thứ tự 5 phần của seri truyện Hanma Baki cho anh em mê võ thuật
- Năm Cam (kỳ 10): Những bóng hồng đằng sau cơ đồ ‘đế vương’
- Tại sao sữa bò làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá ?
- Tại sao các tòa nhà ở Việt Nam thường đặt tên nước ngoài ?
- Đoạn tình duyên dang dở và cái chết đột ngột của Lê Công Tuấn Anh
- Năm Cam (kỳ 7): Người hóa giải ân oán giang hồ Sài Gòn