Tại sao Sao Kim và Sao Thiên Vương lại quay “ngớ ngẩn” như vậy?

tai-sao-sao-kim-va-sao-thien-vuong-lai-quay-ngo-ngan-nhu-vay

Nếu các bạn chưa biết thì các hành tinh trong Hệ Mặt Trời quay quanh mặt trời theo chiều kim đồng hồ và tự quanh quanh trục của chúng ngược chiều kim đồng, ngoại trừ hai thằng Sao Kim( tên cúng cơm: Kim tinh) và Sao Thiên Vương( tên cúng cơm: Thiên Vương tinh). Sao Kim thì xoay quanh trục ngược chiều hoàn toàn với các anh em còn Sao Thiên Vương thì nằm ngửa ra để quay luôn!

Sao Kim, hành tinh thứ hai trong Hệ Mặt Trời, là hàng xóm và cũng là anh em sinh đôi với hành tinh xanh của chúng ta. Nó tương đương với Trái đất về kích cỡ, khối lượng, mật độ và thành phần hóa học. Nhưng giống như bất kì cặp sinh đôi nào, vẫn luôn có những điểm khác biệt giữa chúng. Trong trường hợp này, thì nhiệt độ cực cao và áp suất cực lớn ở Sao Kim chính là yếu tố khác biệt nhất so với hành tinh của chúng ta.

Không chỉ vậy, một ngày trên Sao Kim còn dài hơn rất nhiều so với một ngày trên Trái đất. Phải mất 243 ngày-trái-đất để Sao Kim quay một vòng quay quanh trục của nó nhưng chỉ mất 224.7 ngày để nó quay một vòng quanh Mặt Trời.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn sống ở Sao Kim, bạn sẽ đón năm mới chán chê thì mới qua một ngày mới! Và điều khiến chúng ta quan tâm nhất là Sao Kim có quỹ đạo quay quanh trục hoàn toàn ngược với Trái đất và thậm chí là với tất cả hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.

Thật ra thì không phải tất cả, chúng ta còn một kẻ dị biệt khác chính là Sao Thiên vương. Nếu bạn nhìn Hệ mặt trời từ cực bắc (North pole) của nó, bạn sẽ thấy sao Thiên vương giống như đang lăn trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng quay khác với các hành tinh khác?

Đầu tiên hãy du hành về quá khứ, không phải theo nghĩa đen, nhưng chúng ta hãy cùng khám phá thời điểm mà các mà các hành tinh được hình thành. Thời điểm đó tất cả các hành tinh đều quay (quanh trục) theo cùng một hướng. Nhưng đã có mốt sự kiện nào đó xảy ra làm thay đổi hướng quay của Sao Kim và Sao Thiên vương.

Sao Kim

Có rất nhiều giả thiết cho sự quay ngược chiều của Sao Kim.

Một trong số đó là Sao Kim ngay từ đầu đã quay giống như những hành tinh khác và thực chất bây giờ nó vẫn vậy chỉ có điều nó bị lật ngược lại, cho nên khi nhìn từ hành tình khác ta cảm thấy Sao Kim đang quay ngược với chúng ta.

Một số nhà khoa học cho rằng, chính lực hấp dẫn của Mặt trời tác động lên lớp khí quyển dày đặc của hành tinh này đã gây ra những cơn thủy triều trong khí quyển cực mạnh. Chính những cơn thủy triều này đã khiến Sao Kim bị lật ngược.

sao-kim

Sao kim

Một cách giải thích khác lại dựa vào những dấu tích như miệng núi lửa trên bề mặt hành tinh. Họ cho rằng ngay sau khi các hành tinh được hình thành, vẫn còn những thiên thể lớn nhỏ khác di chuyển trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Chính sự va chạm giữa các thiên thể này với Sao Kim đã khiến Sao Kim có quỹ đạo như ngày nay.

Đây cũng chính là điều đã xảy ra với Trái đất khi va chạm với một thiên thể có kích thước Sao Hỏa và phần vật chất còn sót lại sau va chạm đã tập hợp và hình thành Mặt trăng.

Sao Kim có lẽ đã trải qua một cuộc chạm trán với một trong những vật thể lớn hơn như thế với một lực tác động khổng lồ, nhưng không giống Trái đất, phần vật chất bay ra đã không hình thành một vệ tinh riêng biệt mà nó lại khựng lại và thậm chí làm đảo ngược hoàn toàn vòng quay của Sao Kim.

Sao Thiên vương

Sao Thiên vương thì khá đặc biệt vì nó giống như đang lăn trên quỹ đạo quanh mặt trời. Hầu hết các trục của các hành tinh khác đều hướng lên trên so với mặt phẳng quỹ đạo. Nhưng trục Sao Thiên vương lại có độ nghiêng lên tới 97,7 độ và các cực của nó lại hướng về mặt phẳng xích đạo của các hành tinh khác.

Độ nghiêng này dẫn đến các thời tiết cực đoan ở hai cực của hành tinh này. Tại xích đạo, ngày và đêm hoàn toàn bình thường. Nhưng bởi vì nó gần như lăn trên mặt phẳng quỹ đạo, nên tại bất kỳ thời điểm nào, sẽ luôn có một cực hướng về phía Mặt trời.

sao-thien-vuong

Sao Thiên Vương

Điều này dẫn đến trong 84 năm-trái-đất để hoàn thành quỹ đạo quanh mặt trời, sẽ luôn có một cực trải qua liên tục 42 năm là ngày và 42 năm là đêm. Khi Bắc Cực hướng về Mặt trời, Nam Cực sẽ chìm trong bóng tối và ngược lại.

Tương tự như với Sao Kim, Sao Thiên Vương cũng từng có vòng quay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi một tác động khổng lồ thay đổi mọi thứ. Giải thích cho điều này thì trong lịch sử hình thành của nó, Thiên vương tinh đã va chạm với một vật thể có kích thước Trái đất dẫn đến sự thay đổi vòng quay quanh trục.

Một giả thiết và mô phỏng khác mà không có sự va chạm của Gwenael Boue và Jacques Laskar từ Đài thiên văn Paris cho thấy Sao Thiên Vương đã một mặt trăng rất lớn bằng 0.1% khối lượng của nó. Sự tương tác lực hấp dẫn giữa Sao thiên vương và mặt trăng này đã làm trục của nó bị nghiêng như ngày nay. Còn mặt trăng kia đã bị đẩy khỏi quỹ đạo khi va chạm với những thiên thể lớn khác.

Nguồn: Một Chú Mòe Xanh dịch từ cosmoquest.org đăng trên Group Cộng Đồng Chia Sẻ – Nâng Tầm Kiến Thức (XGR) vào lúc 11:48 – 25/12/2019

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận