Tại sao các tòa nhà ở Việt Nam thường đặt tên nước ngoài ?

tai-sao-cac-toa-nha-o-viet-nam-thuong-dat-ten-nuoc-ngoai

Tại sao các tòa nhà ở Việt Nam thường đặt tên nước ngoài ? Diamond, Takashimaya, Bitexco, Landmark, Imperia, Rivera, Harmony, Riverside, Essensia, Privia, Merita, Matrix One, Ạthena Complex, Roman Plaza, Flamingo, Pearl, Sedona, Times Square,…

Lướt qua bất kỳ tỉnh thành nào, đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy hầu hết tên các toà nhà cao tầng/ toà nhà biểu tượng của thành phố, cái tên đều được phương Tây hoá, với 70% các tên của toà nhà đều là tiếng Anh (Hiệp hội bất động sản Việt Nam)

1. Lí do tại sao các tòa nhà ở Việt Nam thường đặt tên nước ngoài ?

1.1. Quên đi thời khó khăn và tâm lý sính ngoại

Bắt đầu từ khi Pháp thuộc, các toà nhà được đặt tên “Min-đơ”, “Min-toa” rất nhiều. Khi văn hoá phương Tây bắt đầu du nhập, “trào lưu dùng tiếng Anh” nổi lên và việc dùng tiếng Anh bỗng trở nên sang trọng, quý phái, nâng vị thế xã hội của bản thân lên.

Mọi người sẽ thấy những từ như “Luxury”, “Diamond”, “Royal”,… chiếm áp đảo đến mức lạm dụng. Bởi vì những từ đấy gọi nên sự “đẳng cấp”. Khi nhắc đến từ đấy, chúng ta sẽ nghĩ đến giá trị và sự sung sướng, chỉ giới xa hoa mới được trải nghiệm.

Một phần để nhắc nhở rằng bây giờ cuộc sống đã khấm khá hơn rất nhiều so với thời chiến tranh, một phần để đánh vào tâm lý mua hàng (nếu sản phẩm này có tên tiếng Anh và cụ thể là “Diamond” hoặc “Royal” thì nó sẽ rất giá rất cao, người có vị thế mới sở hữu được)

1.2. Xu thế toàn cầu hoá và so sánh chất lượng cuộc sống

Khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ ngoại giao, việc đặt tên các bất động sản ở VN bắt đầu hướng đến “yếu tố quốc tế”. Khi đặt tên tiếng nước ngoài, họ xác định đối tượng khách hàng sẽ là những người tin rằng tương lai nó sẽ rất sầm uất và mang tầm quốc tế. Và để so sánh chứng minh điều này, ta cần đem chúng ra so sánh với những bất động sản giá trị đang có sẵn ở thế giới.

“Ồ, bạn hãy mua chỗ này đi vì chỗ này sắp tới sẽ rất là Mỹ”

“Phát triển kinh tế đêm ở Phú Quốc đi vì sau này nó sẽ rất Singapore”

“Thủ Thiêm sẽ thành một Pudong thứ hai”

Không thể phủ nhận rằng giá trị quốc tế là giá trị phần lớn người Việt mình theo đuổi. Khi chúng ta có tài chính tốt hơn, chúng ta chọn mua những chiếc áo được nhập khẩu nguyên chiếc từ Pháp, được đính đá bằng bàn tay của Joel Arthur, dệt từ sợi tơ trứ dành từ Tô Châu. Họ thấy bản thân mình như bước lên 10 nấc thang địa vị khi khoác lên mình chiếc áo đó.

Điều này xuất phát từ đâu?

Từ sự tự ti

Bởi vì họ chưa tin vào giá trị của đất nước mình – của Việt Nam.

1.3. Sang

Tâm lý đồ hiệu trong thời trang tương tự với tâm lý khi mua bất động sản có tên nước ngoài. “Branded-living” hay các dự án khách sạn hạng sang đến từ nước ngoài đều đánh rất mạnh vào tâm lý thể hiện bản thân của người dùng.

Một ví dụ nhỏ nhé, hai nhà hàng beefsteak đều ngon như nhau nhưng nhà hàng A tên là La Vie en rose, nhà hàng B tên Bé Mèo. Nếu đi cùng một người bạn, bạn sẽ dẫn vào quán nào? Thật rủi ro khi dẫn bạn gái vào quán Bé Mèo để ăn beefsteak Pháp cả về ẩm thực lẫn check-in purpose.

1.4. Thu hút các công ty nước ngoài đến Việt Nam đặt chi nhánh

Giới kinh doanh thời trang, từ quần áo cho đến giày dép hay tài chính đều có chung nhận định rằng, để nhanh chóng đưa thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu, điều thiết yếu là phải chọn được một cái tên Tây. (Kinh Tế Sài Gòn)

1.5. Dễ bán với giá cao khi có thương hiệu nước ngoài

Cái này thì liên quan đến phạm trù kinh doanh và hành vi mua hàng của khách hàng. Chẳng hạn như đối với phân khúc BĐS hạng sang, một cái tên nghe có vẻ Tây hơn sẽ chào bán được giá hơn.

2. Vậy thì có vấn đề gì khi các tòa nhà ở Việt Nam đặt tên nước ngoài?

Việc đặt tên tiếng nước ngoài ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam và bản sắc dân tộc?

2.1. Tính định danh công trình (PGS.TS Vũ Quang Hào)

Vì không phải ai cũng biết tiếng Anh -> phát âm không đồng nhất

Vì những từ nước ngoài này được dùng rất phổ biến -> tính khu biệt thấp

Khi đó, khi kê khai giấy tờ, chúng ta sẽ có xu hướng Việt hoá nó (từ Times City thành ‘tham xi ty’, từ Royal thành ‘rôi dồ’/Roal ) dẫn đến sai lệch giấy tờ.

2.2. Cảm nhận chủ quyền quốc gia (PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt)

Khi tên toà nhà là từ nước ngoài -> đây là nơi dành cho người nước ngoài sống. Tuy nhiên, luận điểm này hiện nay không đúng khi 70% các toà nhà đều đùng tên nước ngoài và người Việt vẫn sống ầm ầm.

Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, việc đặt tên bằng nước ngoài cho các bất động sản nói riêng không chỉ kích thích trực tiếp đến tâm lý khi được tiếp thị sản phầm và còn làm tăng giá trị bất động sản lên. Suy cho cùng, ta cho rằng, tên nước ngoài sẽ an toàn và dễ thành công hơn.

Khi được hỏi bao giờ Việt Nam mới tự tin đặt tên sản phẩm của họ bằng tiếng Việt, một phản hồi nhận được như sau: “Đến một lúc nào đó, khi sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự thuyết phục được người tiêu dùng và xóa đi khoảng cách “nhận thức chất lượng” giữa hàng ngoại và hàng nội, tôi tin rằng lúc đó doanh nghiệp cũng rất muốn đặt tên sản phẩm bằng tiếng Việt” [Kinh Tế Sài Gòn]

Theo bạn, khi nào Việt Nam sẽ tự tin đặt tên các toà nhà biểu tượng là tên tiếng Việt?

tai-sao-cac-toa-nha-o-viet-nam-thuong-dat-ten-nuoc-ngoai

*** Một vài chia sẻ về tên nước ngoài cho các toà nhà. Mình không có mục đích phân chia đúng sai mà chỉ dừng ở việc phân tích và ngẫm nghĩ thực trạng hiện tại.

Nguồn: Lê Hồng Nhật Tân đăng trên group Cộng Đồng

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

4 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thuấn
Khách
Thuấn
10 tháng trước

Về tên tiếng Anh thì các liệt kê của bạn ít nhiều đều đúng và nó giống như một công thức được viết sẵn để các “thế hệ” dự án sau đều noi theo đó mà đặt tiếp, đỡ phải đi thuyết phục và an toàn nhiều khía cạnh.

Phần nữa là địa điểm không phải chổ nào cũng “xịn” như Thủ Thiêm, Ba Son, Thảo Điền,… để tự tin lấy tên đó, hay đặc điểm dự án cũng chẳng có chút cảm hứng nào để nghĩ ra một tên tiếng Việt hay. Theo cá nhân mình, đặt tên tiếng Việt rất khó nên con người có xu hướng đi tìm cái dễ hơn.

Khi nào Việt Nam sẽ tự tin đặt tên các toà nhà biểu tượng là tên tiếng Việt? => Khi tiếng Anh trở nên kém sang thì lúc đó tiếng Việt lên ngôi ^^.

Thuấn
Khách
Thuấn
10 tháng trước
Trả lời  bloghoidap

Ý “hay” mình đề cập không đơn thuần là nghe rất kêu, mà nó vừa phù hợp với tổng thể dự án và nghe không quá bình thường.

Phần nhiều tiếng Việt quá quen thuộc rồi, nên rất dễ bị so sánh và soi xét, chưa kể những tên muốn đặt thì đã có một cái tên na ná ở gần đó.

Ngoài ra, tiếng Việt cũng đa nghĩa và đôi khi chuyển ngữ không dấu dễ bị liên tưởng đến những điều không hay.

Như ngày xưa mình nhớ Hãng hàng không Tăng Tốc phải đổi tên thành Indochina Airlines, chỉ vì khi viết không dấu “Tang Toc” thì nhiều người đọc là “Tang Tóc” mang tính xui rủi, không may.