Pastry là một loại bánh được nhồi từ bột mì, đường, bơ và sữa. Các món bánh pastry thông thường bao gồm bánh nướng, bánh tart, bánh quiche, bánh sừng bò và nhiều loại khác nữa mà ta không thường nhìn thấy.
Bánh pastry được phân biệt với các loại bánh mì khác bởi hàm lượng chất béo cao hơn, góp phần tạo nên kết cấu dễ bong hoặc vụn đặc trưng của nó. Một chiếc bánh pastry được làm bởi người thợ có kĩ thuật tốt thường nhẹ bột, có các khoang rỗng, thoáng nhưng đủ vẫn đủ chắc để nâng đỡ trọng lượng của nhân bánh. Kĩ thuật làm bánh Pastry rất tinh tế vì người thợ phải cán, xếp bột thành từng lớp nhưng vẫn phải làm bột không bị tác động quá nhiều, nếu không thành phẩm sẽ quá vụn hoặc quá dai.
Những chiếc bánh này vẫn thường được gọi là bánh ngọt Đan Mạch. Việc này đã khiến đa số mọi người đều nghĩ rằng Đan Mạch là nơi khai sinh cách làm và các loại bánh này. Sự thật thì Đan Mạch chỉ là nơi khiến cho loại bánh này nổi tiếng, còn nơi khai sinh ra nó thì cách Đan Mạch tận 1355km, ở nước Áo.
Khi công nhân làm bánh ở Đan Mạch đình công vào năm 1850, chủ của họ đã thuê công nhân làm bánh từ Vienna, nước Áo. Do không quen thuộc với các công thức của Đan Mạch, những người thợ này đành phải làm những gì mình đã quen thuộc ở quê nhà, bao gồm những món mà ngày nay được gọi là bánh ngọt Đan Mạch.
Khi cuộc đình công kết thúc thì cũng là lúc món bánh ngọt của Áo trở nên phổ biến ở đất nước này, vì vậy những người thợ làm bánh Đan Mạch phải học theo để phuc vụ khách. Họ đã điều chỉnh công thức cho phù hợp với truyền thống của đất nước mình bằng cách tăng lượng chất béo và thêm trứng để đảm bảo nó đúng theo tiêu chuẩn của người Đan Mạch. Họ đặt tên nó là Wienerbrød và tiếp tục phục vụ món này tại mọi tiệm bánh ở Đan Mạch.
Ờ, nếu nói vậy thì sure 100% lầ nó bắt nguồn từ Áo nhỉ ?? Tiếc là không, phía trên chỉ là 30% của tảng băng thôi, theo nhiều nguồn được các thợ làm bánh truyền tai bao đời thì câu chuyện bắt nguồn từ tận đất Pháp kia. Những chiếc bánh ngọt Đan Mạch được làm ra do sự nhầm lẫn, thợ làm bánh học việc Claudius Gelee, người Pháp, nhận ra rằng mình đã quên thêm bơ vào bột lúc đầu, ông đã quyết định cho từng phần bơ vào bột sau đó cuộn xếp lại từng lớp.
Thay vì bị đuổi vì sự sai lầm này, chủ của ông đã khen ngợi vì ý tưởng tuyệt vời. Các thợ làm bánh lành nghề khác thì ngạc nhiên, đó là thứ bánh có chất bột nhẹ nhất mà họ được ăn. Nhận thấy khách hàng của tiệm bánh yêu thích nó đến mức nào, vào năm 1622, Gelee mở một quán cà phê ở Paris phục vụ bánh ngọt này và một vài năm sau đó, một quán khác mở ở Florence. Từ Ý, công thức đã đến Áo và các thợ làm bánh hoàng gia đã sáng tạo ra nhiều hơn và phần còn lại là những gì ở phía trên.
Cre : Fanpage Scandinavia Standard và Fanpage Culture Trip
(Facebooker: Nguyễn Phúc Thành đăng trên group facebook. Maybe You Missed This F***king News lúc 00:01 – 13/05/2021)
- [Tổng hợp] Thứ tự 5 phần của seri truyện Hanma Baki cho anh em mê võ thuật
- Năm Cam (kỳ 32): Hành trình ‘chặt vòi bạch tuộc’ xuyên biên giới của ông trùm
- Lời giới thiệu của tác giả Ernie Carwile
- Năm Cam (kỳ 27): Nỗi lo kẻ xấu đâm sau lưng tướng Tư Bốn
- Năm Cam (kỳ 26): Bữa tiệc của ‘bố già’ và quyết định cân não của tướng Tư Bốn
- Năm Cam (kỳ 19): Mượn tay Dung Hà triệt tiêu đối thủ