Tại sao lại bị chó cắn ?

“Tại sao chó lại cắn tôi?”

Mối tương quan giữa việc bị chó cắn và tâm lý của con người; người càng tiêu cực thì nguy cơ bị chó cắn càng cao.

Tại sao chó lại cắn tôi

THEO ĐÓ, NGƯỜI CÀNG CÓ CHIỀU HƯỚNG “BẤT ỔN ĐỊNH” (NEUROTICISM) VỀ TÍNH CÁCH THÌ SẼ CÀNG CÓ NGUY CƠ BỊ “CẨU XỰC” CAO!

“Cháu không hiểu lý do vì sao nữa! Những con chó luôn tìm cách cắn cháu bất kể mọi lúc. Thứ 3 vừa rồi, cháu đang vội đi ăn trưa với bạn thì bỗng dưng có con chó chăn cừu Đức (German Shepherd) của một người phụ nữ đi ngang qua bỗng cắn vào chân cháu.

May mà vết thương không sao, chỉ có bị xước một chút thôi. Cơ mà điều kỳ lạ là người phụ nữ đó đã nuôi con chó được 2 năm rưỡi rồi và theo lời kể của cô ấy thì nó chưa bao giờ cắn ai cả – chỉ trừ một mình cháu mà thôi…”

Đó là lời kể của một thanh niên trẻ tầm 25 tuổi với GS.TS Stanley Coren, giảng viên khoa Tâm Lý Học tại đại học British Columbia (Canada).

Theo những gì TS Stanley thuật lại từ buổi trò chuyện – bằng kỹ năng quan sát và chẩn đoán tâm lý lâm sàng, ông nhận ra rằng nam thanh niên này có những hành động ngôn ngữ cơ thể của sự lo lắng và căng thẳng: mắt chớp liên tục, đôi môi luôn mím chặt và tay thì luôn siết lại với nhau; thi thoảng, cậu ta sẽ đưa tay lên xoa má một cách ngại ngùng và vuốt tóc liên tục.

Đó là điều bất thường bởi vì nếu như những hành động phức cảm (gắn liền với cảm xúc) này cứ liên tục lặp đi lặp lại, tồn tại đủ lâu để biến thành thói quen thì đa phần sẽ được các nhà tâm lý học coi là 1 kiểu tính cách chứ không phải chỉ là loạt phản ứng tức thời.

Chính vì vậy, ngay lập tức đã có 1 ý nghĩ lóe lên trong tâm trí của TS Stanley, “đó là 1 người có tâm lý bất ổn (neuroticism)”. Lý do ông đưa ra kết luận này là nhờ vào bài báo được đăng tải trên tạp chí Journal of Epidemiology and Community Health của một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học University of Liverpool (Anh) do nhà dịch tễ học Carri Westgarth đứng đầu, theo đó:

Dữ liệu của 694/1280 cư dân tại thị trấn Cheshire (Anh) cho thấy tỷ lệ những người bị “cẩu xực” vượt quá mức so với con số chính thức được lấy từ dữ liệu của các bệnh viện địa phương, và 55% vết cắn trong số đo được gây ra bởi những con chó xa lạ. Trẻ em dưới 15 có nguy cơ bị chó cắn cao nhất với 44% trên tổng số vụ, trong khi đàn ông có nguy cơ “cẩu xực” cao gấp 2 lần so với phụ nữ. Những con số mang tính chất thống kê này dần trở nên sáng tỏ hơn khi các tình nguyện viên quyết định thực hiện bài test Mô Hình 5 tính cách lớn (Big Five Personality Model) trong nỗ lực tìm kiếm sự liên hệ giữa việc bị… cẩu đuổi cắn với tính cách của cá nhân.

Ngay lập tức, mẫu liệu thu thập được đã cho ra một kết quả quan trọng! Hóa ra, những người có mức điểm ở mục tâm lý bất ổn (neuroticism) cao thì khả năng bị chó cắn cũng gấp hơn 22% so với những người có cảm xúc ổn định và cân bằng.

Trong bài trắc nhiệm Big 5, những yếu tố tâm lý bất ổn định (neuroticism) thường được đo lường bằng những câu hỏi tập trung vào những khía cạnh tiêu cực: sự tức giận, lo lắng, xung kích, sợ hãi, khó chịu, dễ tổn thương, tự hoại, thường xuyên đổ lỗi cho bản thân, tự ý thức… Người có mức điểm số càng cao thì tính cách càng có xu hướng bất ổn; thường xuyên phản ứng trước những tác nhân tiêu cực và sỡ hữu tính cách nghiêng về những cảm xúc tiêu cực, lo âu, sợ hãi mọi thứ.

Cũng theo bài nghiên cứu này, thực ra cho tới tận bây giờ vẫn chưa ai có thể lý giải được vì sao những người có tâm lý bất ổn định lại có thể khiến loài chó bị “trigger” như vậy. Đã có các giả thuyết được đưa ra, trong đó việc cơ thể của những người hay lo âu và căng thẳng tỏa ra pheromone “đặc biệt” khiến loài chó bị kích động được coi là… khả thi nhất.

tai sao lai bi cho can

Theo đó, Pheromone là những ectohormone (hormone ngoại) được sử dụng như những tín hiệu hóa học được tiết ra ngoài cơ thể và có khả năng kích hoạt, gây ra những phản ứng hành vi chuyên biệt giữa các cá thể cùng loài. Tuy vậy, đã có nhiều bằng chứng cho thấy pheromone của con người có thể tác động lên loài chó và bằng một cách nào đó, những người sở hữu trạng thái bất ổn tâm lý cao có mức độ pheromone “vượt ngưỡng” khiến cho chúng bị kích động và trực tiếp nhắm vào họ để tấn công.

Nên nhớ, trong quá trình tiến hóa cùng loài người, những chú chó đã học cách để trở thành chuyên gia đọc vị ngôn ngữ cơ thể của chúng ta từ lâu. Cộng thêm giác quan tuyệt vời và sự nhạy cảm với những hormone của cơ thể, rất dễ để chúng quan sát được những dấu hiệu của sự lo âu và căng thẳng của một ai đó (như liên tục bồn chồn, khoanh tay trước ngực với tư thế phòng bị, liên tục xiết chặt hai bàn tay với nhau…)

Loài chó có thể không có trí tuệ như con người, vậy nhưng chúng vẫn đủ “khôn” để cảm thấy khó chịu trước những phản ứng tiêu cực. Vì vậy, khi gặp phải một cá nhân nào đó “bất ổn”, có thể là chúng chỉ đang muốn đuổi họ đi càng xa càng tốt mà thôi.

Nói cho cùng, nếu như bạn có trạng thái tâm lý tiêu cực cao thì không nên tìm cách đến gần loài động vật bốn chân này – trừ phi đó là chú cún mà bạn đã nuôi từ hồi còn bé tý, riêng nó hiểu bạn hơn bất cứ ai đấy

Nguồn: psychologytoday.com
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận