Tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày? Mỗi tháng Dương lịch đều có từ 30 đến 31 ngày, nhưng tháng Hai chỉ có 28 (nếu là năm nhuận thì 29 ngày). Tại sao tháng 2 lại đặc biệt như vậy?
Tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày là do giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia.
Tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày?
Lịch La Mã dựa vào chu kỳ của mặt trăng nhưng chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 12. Có thể bạn chưa biết, trong nguyên bản của lịch La Mã và nhiều nước trên thế giới, mỗi tháng đều có tên riêng. Cách đánh số tháng 1, 2, 3… là do cách dịch của người Việt Nam.
Có hai chu kỳ Trăng không được đưa vào lịch vì Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp.
Đến khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, hoàng đế Numa Pompilius đã đưa thêm hai tháng nữa, tháng một (January ) và tháng hai (February) vào lịch cho đủ 12 chu kỳ Trăng. Theo chu kỳ của mặt trăng, 1 năm trong hệ lịch này có 355 ngày, điều này gây khó khăn cho việc chia ngày cho các tháng trong năm.
Với người La Mã, số lẻ là biểu trưng cho sự may mắn và số chẵn là xui xẻo. Vì vậy, Pompilius đã tìm cách phân bổ để hầu hết số ngày trong các tháng trong năm là số ngày lẻ (29 và 31 ngày). Nhưng vẫn phải có 1 tháng có số ngày chẵn để có đủ 355 ngày. Sau đó, vị vua này đã quyết định bớt 1 ngày của tháng 2 để tháng này chỉ có 28 ngày. Tháng 2 được chọn bởi đây là khoảng thời gian tổ chức các nghi lễ liên quan đến sự chết chóc.
Tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày? Là do Hoàng đế Pompilus quyết định chọn tháng cuối cùng của năm – tháng 2 – sẽ là tháng có 28 ngày.
Tuy nhiên, lịch này phụ thuộc vào chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất nên không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Để cho phù hợp, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày vào sau tháng 2 và những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày. Cách thay đổi này khiến việc tính lịch trở nên phức tạp.
Đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar lại thay đổi cách tính lịch. Ông quyết định giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời. Theo hệ thống lịch mới này thì cứ 4 năm một lần, tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày.
Về sau, con người đã hoàn thiện thêm lịch La Mã để cho ra lịch Dương mà chúng ta sử dụng ngày nay. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và nó cũng không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.
Đó là lí do giải thích tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Cách giải thích khác, lí do tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày?
Tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày? Đây là một cách giải thích khác.
Trước khi mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng ít nhất 30 ngày như hiện nay thì thuở xa xưa, 1 năm Dương lịch (Gregorian calendar) chỉ có 10 tháng và 304 ngày. Vậy thì tại sao lại tăng lên thành 12 tháng, và sao tháng 2 chỉ có 28 ngày. Câu trả lời là do sự mê tín của người La Mã cổ đại.
Tiền thân xa xưa nhất của Dương lịch Gregorian là lịch của người La Mã cổ đại. Thời đó, mỗi năm chỉ có 10 tháng, trung bình là 304 ngày/năm. Dần dần, để đồng bộ với Âm lịch (theo chu kỳ của Mặt trăng), vua La Mã cổ đại là Numa Pompilius (trị vì đế chế La Mã năm 715 – 673 TCN) đã thêm Tháng Giêng (January) và Tháng Hai (February) vào 10 tháng đang có, thành ra 1 năm tăng lên có 12 tháng.
Trong bộ lịch cũ, có 6 tháng 30 ngày và 4 tháng 31 ngày, nghĩa là 1 năm có 304 ngày. Vua Numa Pompilius là một người mê tín, ông cho rằng số chẵn xui xẻo, vì vậy đã giảm bớt 1 ngày, những tháng 30 ngày xuống còn 29 ngày. Thành ra mỗi năm giảm còn 298 ngày.
Vua Numa Pompilius và Egeria, vị thủy thần La Mã cổ đại. Hình vẽ được dùng trang trí tường tại Palazzo Milzetti, Faenza, Ý, năm 1802–1805; hiện nay được trưng bày ở Bảo tàng Thiết kế Smithsonian, Thành phố New York.
Trong khi đó, Âm lịch lại có 355 ngày/năm. Chính xác là 354.367 ngày, nhưng người La Mã cổ đại không muốn lấy tròn xuống 354 vì số chẵn là xui xẻo, thành ra tính tròn lên là 355 ngày.
355 – 298 = 57 ngày chênh lệch giữa Âm lịch và Dương lịch. Tính kiểu gì cũng không trôi vì tổng của phép tính cộng 2 con số lẻ, kết quả luôn luôn là số chẵn, nghĩa là tổng số ngày của 12 tháng lẻ (29 hoặc 31 ngày), cũng thành số chẵn.
29 + 29 + 29 + 29 + 29 + 29 + 31 + 31 + 31 +31 + 29 + 28 = 355 ngày
Cuối cùng, để duy trì tổng số ngày trong năm là số lẻ, vua Numa Pompilius quyết định chọn tháng 2 là số chẵn – có 28 ngày. Tháng 2 là tháng cúng kiếng người đã khuất ở La Mã cổ đại, được chọn làm tháng “xui xẻo” của năm.
Qua hàng ngàn năm thay đổi, năm Dương lịch ngày nay có 365 ngày, tuy nhiên tháng 2 vẫn giữ như cũ có 28 ngày. Sau mỗi 4 năm, sẽ có thêm 1 ngày được cộng vô tháng 2, thành ra 29 ngày, gọi là năm nhuận.
Đó cũng là lí do giải thích tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Theo Britannica
- [Tổng hợp] Thứ tự 5 phần của seri truyện Hanma Baki cho anh em mê võ thuật
- Năm Cam (kỳ 37): Bí ẩn hành trình ‘cứu xác’ Năm Cam ra khỏi trường bắn
- Tại sao hiện tại không còn rock band lớn nào nữa ?
- Tại sao không nên học ngành Ngôn ngữ Anh?
- Năm Cam (kỳ 1): Con đường trở thành ‘ông trùm’ giang hồ Sài Gòn
- Những câu chuyện của sĩ quan đội tìm kiếm cứu nạn (P3)